- Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng
Thường được áp dụng ở giai đoạn mà bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm). Nếu điều trị đúng chỉ định và đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%
Với mục đích là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động và tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm chèn ép thần kinh.
Điều trị thông thường qua từng giai đoạn bệnh :
Giai đoạn 1: Giảm đau kết hợp chống viêm non-steroid, thuốc chống co cứng cơ và/hoặc corticoid đường uống
Giai đoạn 2: Tiêm ngoài màng cứng, tiêm quanh rễ thần kinh và các biện pháp khác (vật lý trị liệu, xoa bóp, kéo giãn cột sống, đai lưng…)
Tiêm nội đĩa đệm cũng được nhắc đến nhưng ngày nay ít dung
Điều trị bằng đông y: Với các phương pháp được bộ y tế cấp phép.
- Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Chỉ định trong những trường hợp:
Điều trị nội khoa thất bại sau 5-8 tuần
Gây chèn ép thần kinh cấp tính
Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú
Ngoài ra, còn có một sống thể đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu
TVĐĐ gây đau quá mức: Bệnh nhân không thể chịu đựng được hoặc nằm im không nhúc nhích, đau mất ăn mất ngủ, không dám ho, dùng các loại thuốc giảm đau đều không có tác dụng.
TVĐĐ gây liệt: TVĐĐ chèn ép rễ thần kinh (thường ở rễ L5 và S1) dẫn đến giảm trương lực cơ gây yếu hoặc liệt các nhóm cơ do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, liệt chỉ phục hồi được khi phát hiện sớm và mổ giải ép kịp thời.
TVĐĐ gây hội chứng đuôi ngựa: Thường do thoát vị lớn bị đứt rời thành khối hay bị vỡ ra thành nhiều mảnh rơi vào trong ống sống gây liệt mềm đột ngột hai chi dưới kèm theo rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác tầng sinh môn hình yên ngựa.
2.1 Mổ mở điều trị thoát vị đĩa đệm có kính vi phẫu hỗ trợ.
Chỉ định mổ tuyệt đối
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có liệt tiến triển
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hội chứng chèn ép đuôi ngựa
Chỉ định mổ tương đối
– Điều trị nội khoa 4-6 tuần nhưng không cải thiện
– Thoát vị đĩa đệm gây biểu hiện vận động yếu tương ứng với rễ thần kinh bị chèn ép
Ưu điểm:
– Áp dụng cho tất cả các loại thoát vị mà các phương pháp mổ khác không áp dụng được (thoát vị tái phát, thoát vị di trú, thoát vị trung tâm lớn, hội chứng đuôi ngựa…)
– Chi phí thấp
Nhược điểm
– Đường mổ lớn gây tổn thương giải phẫu lớn, phục hồi sau mổ chậm hơn
– Nguy cơ mất máu, nhiễm trùng, đau sau mổ
– Nguy cơ gây mất vững cột sống sau này
2.2 Các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn
2.2.1 Lấy nhân thoát vị đĩa đệm tự động qua da
Chỉ định:
– Có biểu hiện chèn ép thần kinh trên lâm sàng tương ứng với hình ảnh cộng hưởng từ. Ưu thế với những thoát vị đĩa đệm trung tâm.
Chống chỉ định:
– Thoát vị đã rách bao xơ
– Thoát vị gây hẹp >50% đường kính ống sống
– Thoát vị kèm mất vững cột sống
Ưu điểm:
– Sẹo mổ nhỏ, ít làm thương tổn cấu trúc giải phẫu
– Mất máu trong mổ ít, thời gian nằm viện ngắn
Nhược điểm:
– Phụ thuộc kinh nghiệm PTV
– Chỉ định chặt chẽ, lựa chọn bệnh nhân chính xác
– Chi phí cao
2.2.2 Phẫu thuật qua hệ thống ống nong.
Chỉ định
– Có biểu hiện chèn ép thần kinh trên lâm sàng tương ứng với hình ảnh cộng hưởng từ, được điều trị nội khoa đầy đủ 6 tháng không đỡ
Chống chỉ định
– Thoát vị đĩa đệm đa tầng
– Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ mở
– Kèm mất vững cột sống
– Các chống chỉ định chung
Ưu điểm:
– Giống kỹ thuật lấy đĩa đệm qua da tuy nhiên có thể áp dụng với nhiều thể thoát vị từng tầng hơn (thoát vị bên, cạnh bên, bên xa…)
Nhược điểm:
– Bắt buộc phải có trang thiết bị chuyên dụng
– Phẫu thuật viên chuyên sâu, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.
2.2.3 Sử dụng sóng cao tần tái tạo nhân nhầy đĩa đệm
Chỉ định:
– Tiêu chuẩn vàng: bn đau lưng và tê chân lan theo đường đi của rễ thần kinh tương ứng với hình ảnh chèn ép trên cộng hưởng từ (hình ảnh cht: thoát vị thể lồi bên, chưa rách bao xơ, thoát hóa đĩa độ I-II)
– Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện
Chống chỉ định:
– Thoát vị đĩa đệm đã vỡ, rách bao xơ. Thoái hóa đĩa giai đoạn III, IV
– Thoát vị vượt quá 1/3 đường kính trước sau của ống sống
– Thoát vị đĩa đệm do chấn thương, mất vững cột sống
– Các bệnh lý cột sống phối hợp: dị dạng cột sống, u tủy…
Ưu điểm:
– Chỉ cần gây tê tại chỗ, không gây mê-tê tủy sống
– Không tổn thương giải phẫu, không đau sau mổ
– Thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn
Nhược điểm:
– Chỉ định rất chặt chẽ
– Nhiễm tia X nhiều trong mổ
– Tốn tiền
– Có thể gặp các biến chứng: đau rát, tụ máu vị trí chọc kim, chọc kim vào rễ thần kinh-mạch máu, viêm đĩa đệm, dị vật do gãy đầu que chọc.
2.2.4 Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm.
Chỉ định:
– Thoát vị lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp
– Thoát vị thể trung tâm lệch bên
– Thoát vị thể di trú gần
– Thăm dò các chèn ép vùng lỗ liên hợp
Chống chỉ định:
– Thoát vị thể trung tâm
– Hẹp ống sống, mất vững cột sống
– Thoát vị quá to gây chèn ép đuôi ngựa
– Chống chỉ định chung do bệnh nội khoa
Ưu điểm:
– Không cần gây mê hoặc gây tê tủy sống, chỉ gây tê tại chỗ
– An toàn cho thần kinh, thời gian nằm viện ngắn
– Hạn chế sẹo dính sau mổ, ít đau sau mổ
– Vết mổ nhỏ, không gây tổn thương giải phẫu