Tạo hình thân đốt sống chỉnh gù ở bệnh nhân lún xẹp thân đốt sống

Tạo hình thân đốt sống chỉnh gù ở bệnh nhân lún xẹp thân đốt sống

Với kỹ thuật bơm xi măng không bóng điều trị xẹp đốt sống do loãng xương, trong 5 năm trở lại đây đã có hàng trăm bệnh nhân áp dụng kỹ thuật này. Ngay sau khi thực hiện thủ thuật 1-2 tiếng, bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt, chất lượng sống được cải thiện. Tuy nhiên, đây là phương pháp không cải thiện được biến dạng của cột sống, không nâng được chiều cao của đốt sống bị xẹp, đôi khi với một sống trường hợp còn có sự rủi ro như xi măng trào ra ngoài trong quá trình làm thủ thuật

Bơm xi măng sinh học có bóng tạo hình thân đốt sống được áp dụng cho những bệnh nhân lún xẹp đốt sống do loãng xương được áp dụng để khắc phục được những nhược điểm của phương pháp bơm xi măng không bóng đã nêu trên, ngoài ra với phương pháp này lượng xi măng được đưa vào thân đốt sống được chủ động nên thể tích xi măng được đưa vào thân đốt là nhiều nhất và an toàn nhất

Đây cũng là phương pháp rất hữu ích để điều trị ở những bệnh nhân lún xẹp cột sống nặng có nhiều bệnh lý toàn thân phối hợp (đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, bệnh mạch vành, hô hấp… người cao tuổi ). Ngoài điều trị bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương thì kỹ thuật bơm xi măng có bóng còn áp dụng tốt ở những bệnh nhân lún xẹp đốt sống do chấn thương mà không vỡ tường sau đốt sống, u máu thân đốt sống lớn , các tổn thương u thân đốt sống có hay không có tiêu thân đốt sống ( u di căn cột sống, đa u tủy xương, u tế bào ái toan…)

Minh họa kỹ thuật này ở bệnh nhân 70 tuổi, xẹp đốt sống L1 có ts chấn thương trên bệnh nhân loãng xương nặng

Bn nữ, 70 tuổi. Trước đây làm nông nghiệp, 3 con. Bệnh nhân có tiền sử thoái hóa cột sống, loãng xương đang điều trị định kỳ, Mật độ xương đo được khi nặng nhất là Tscore: -4,5. Cơ chế chấn thương của bệnh nhân: bệnh nhân được người nhà chở bằng xe máy, do sơ ý nên xe đi vào ổ gà-bệnh nhân bị xóc mặc dù vẫn ngồi trên xe chứ không ngã xuống nhưng vẫn bị bệt mông xuống ghế sau xe máy. Sau đó bệnh nhân đau lưng dai dẳng tăng dần, không lan xuống chân. Bệnh nhân về uống thuốc  nhưng không đỡ, đi khám bệnh thì được xác định là xẹp đốt sống thắt lưng L1

Hình ảnh x quang thường quy xẹp đốt sống do loãng xương

Hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống L1 có phù tùy xương

Bệnh nhân được chỉ định bơm xi măng có bóng vừa chỉnh gù, vừa giảm đau điều trị bệnh lý này

Bệnh nhân được tiến hành gây tê tại chỗ, thủ thuật được tiến hành trong 30 phút:

Hình ảnh troca đặt qua cuống sống và bóng nong được đặt ở 1/3 giữa thân đốt sống

Bóng được bơm lên bằng dụng cụ chuyên biệt giúp nong rộng thân đốt sống và nâng thân đốt sống xẹp lên tương đối về bình thường. Để kiểm soát quá trình bơm bóng, bóng được bơm bằng chất cản quang an toàn tuyệt đối, luôn được theo dõi và đánh giá mức độ hồi phục thân đốt sống qua màn huỳnh quang tăng sáng

Hình ảnh bóng được bơm căng lên, thân đốt sống xẹp được nâng lên rõ rệt, chỉnh được gập góc cột sống

Sau đó thuốc cản quang được rút hết, bóng cũng được rút ra ngoài và tiến hành đưa xi măng vào thân đốt. Vì đã tạo được khoảng trống trong thân đốt sống nên xi măng được đưa vào dễ dàng, lượng xi măng nhiều (8-9ml) và bệnh nhân không đau trong quá trình tiến hành thủ thuật

Hình ảnh xi măng trám gần toàn bộ thân đốt sống, kiểm tra liên tục trên màn huỳnh quang tăng sáng

Ngay sau mổ 2 tiếng bệnh nhân được đưa đi chụp phim x quang kiểm tra và được cho ra viện. Bệnh nhân hết đau hoàn toàn, chỉ cần dùng kháng sinh dự phòng trước mổ 1 liều duy nhất. Ra viện bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc điều trị loãng xương để điều trị nguyên nhân gây xẹp đốt sống

Hình ảnh phim chụp x quang sau thủ thuật bơm xi măng.

TS.Bs Nguyễn Vũ

Đại học Y Hà Nội

Bình Luận Facebook

2 comments

    1. Chào quý vị
      Chúng tôi vui mừng và cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi.
      Với câu hỏi của quý vị chúng tôi xin trả lời như sau: bạn nên hỏi kế toán bệnh viện nơi bạn định điều trị vì tại mỗi bệnh viện có quy định và danh mục kỹ thuật khác nhau
      Hãy liên hệ qua số đt/zalo/Viber: 0868.368.369 để được tư vấn cụ thể hơn về điều trị và các bài tập hỗ trợ hoặc tham khảo các bài tập qua kênh: http://www.youtube.com/tiensibacsinguyenvu hoặc Fanpage: http://www.facebook.com/trungtamtuvandieutribenhcotsong để nhận các video tập luyện và các ca bệnh tương tự với quý vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *