Bắt vít cột sống qua da: sự ưu việt của mổ xâm lấn tối thiểu

Nhân 1 bệnh nhân chấn thương cột sống cao tuổi được phẫu thuật thành công, thời gian nằm viện trong vòng 24h. Thông thường với phẫu thuật cố định cột sống do chấn thương, ít nhất bn phải 5 ngày mới được tập đi và 7 ngày mới được ra viện.

Bệnh nhân nữ, 65 tuổi. Vào viện sau ngã cao 3 m. Sau ngã bệnh nhân đau dữ dội vùng cột sống thắt lưng ( VAS 8/10), bệnh nhân không tự đi lại được do đau, không có liệt khu trú hai chân, vẫn có thể đại tiểu tiện được nhưng khó khăn do đừng và ngồi đều đau lưng

Bn được đưa đến bệnh viện chụp phim thì phát hiện thấy: chấn thương cột sống vỡ lún L1

 

Bệnh nhân được đo mật độ xương thì không phát hiện tình trạng loãng xương của cột sống vùng thắt lưng. Phim chụp có tổn thương thành sau thân đốt sống.

Bệnh nhân được chẩn đoán : vỡ L1 mất vững cột sống. Chỉ định mổ: cố định cột sống bằng kỹ thuật ít xâm lấn ( bắt vít qua da)

Dưới màn huỳnh quang tăng sáng và hệ thống bắt vít ít xâm lấn qua da sextant thể hệ 2. Sau 30 phút bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công

Bắt vít cột sống qua da

 

 

 

 

 

 

 

Bắt vít qua da

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau 24h, bệnh nhân được chụp phim kiểm tra và kiểm tra vết mổ, cho bệnh nhân đi lại để xác định khả năng ra viện

So sánh kích thước  vết rạch da mổ ở  bệnh nhân mổ mở và bệnh nhân mổ bắt vít qua da ít xâm lấn

Bệnh nhân ra viện sau 24 h mổ, đi lại bình thường, không đau vết mổ, mang đai mềm cột sống thắt lưng 3-4 tuần.

CÙNG NHÌN LẠI KỸ THUẬT BẮT VÍT QUA DA ĐƯỢC ÁP DỤNG ( bắt vít qua da có hoặc không có giải ép thần kinh qua ống nong)

Phẫu thuật bắt vít ít xâm lấn qua da (mở da đúng bằng kích thước vít chui qua) đã được áp dụng nhiều năm ở các nước tiên tiến trên thế giới, các trung tâm phẫu thuật lớn ở VN đã bắp đầu áp dụng gần đây.

Phương pháp này được thực hiện lần đầu tại Mỹ năm 2001 và nhanh chóng phát triển ra toàn thế giới.

Cùng với việc ứng dụng kĩ thuật mổ mini open (mổ qua một ống nhỏ đường kính từ 18 đến 22mm) vào việc giải ép và ghép xương, phương pháp mổ nẹp vít qua da đã giải quyết được toàn bộ các vấn đề cần phải giải quyết của chấn thương cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống và mất vững cột sống.

Khi nào thì cần đến nẹp vít qua da:

Các trường hợp Chấn thương cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống, mất vững cột sống được chỉ định mổ hàn xương, cố định cột sống bằng nẹp vít (đặt dụng cụ) đều có thể áp dụng kĩ thuật nẹp vít qua da này.

Hiện tại ở Việt nam đã áp dụng kĩ thuật nẹp vít qua da 2 tầng (qua 3 đốt sống)

Hiện tại chưa thực hiện kĩ thuật này cho các trường hợp loãng xương nhiều. Các trường hợp loãng xương cần sử dụng loại vít đặc biệt, được thiết kế để có thể bơm xi măng vào, hoặc dùng vít nở để bắt vít cho bệnh nhân

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị: người bệnh cần được nhịn ăn ít nhất 8 giờ
  • Người bệnh được gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống và đặt nằm sấp trên bàn mổ.bệnh được đặt nằm sấp trên bàn mổ.
  • Da được rạch một đường khoảng 22mm ở bên cạnh cột sống, các ống nong (gọi là tube hoặc quadrant) được đưa vào và cuối cùng là một ống có đường kính từ 18mm đến 22mm được đặt vào tới vị trí cần giải ép.
  • Dưới sự giúp sức của kính hiển vi phẫu thuật (một số bác sĩ không dùng kính hiển vi nhưng như vậy kết quả không tốt), thông qua ống, các bác sĩ lấy toàn bộ dây chằng phì đại, toàn bộ đĩa đệm và sụn cùng các chồi xương, giải phóng hoàn toàn rễ thần kinh và bao tuỷ.
  • Xương ghép (xương của người bệnh hoặc xương nhân tạo) cùng với mảnh ghép nhân tạo (thường được chế tạo từ vật liệu peek) được đưa vào khoảng trống do việc lấy toàn bộ đĩa đệm để lại, hàn hai đốt sống kế cận lại với nhau.
  • Dưới sự giúp sức của máy chiếu tia X trong khi mổ (C-arm), các vít được bắt vào đốt sống thông qua các đường rạch da khoảng 12mm – 15mm.
  • Hệ thống cố định thanh dọc đồng tâm được lắp đặt, sau đó hai thanh dọc được đưa vào, cố định các vít lại với nhau.
  • Hệ thống được tháo ra, các vết mổ được khâu lại.
  • Sau khi mổ 1 ngày, người bệnh phải tập ngồi dậy, tập đi lại.
  • Trong 3 tuần đầu sau mổ người bệnh được yêu cầu không leo cầu thang, không đi xe gắn máy và không sinh hoạt tình dục, đồng thời người bệnh cần phải tập luyện để có thể nhanh chóng tái hòa nhập với cuộc sống hàng ngày.
  • Sau mổ 3 tuần người bệnh có thể trở lại làm việc đối với các công việc nhẹ nhàng. Sau 3 tháng có thể mang vác nặng và chơi các môn thể thao có cường độ vận động cao trở lại.

Lợi ích của mổ nẹp vít qua da:

  • Cuộc mổ thực hiện với mức độ xâm lấn tối thiểu, mất rất ít máu, giảm thiểu rất nhiều biến chứng.
  • Sau mổ rất ít đau đớn, thời gian đau sau mổ cũng rất ngắn, thường khoảng 2-3 ngày sau mổ là hiện tượng đau vết mổ gần như không còn.
  • Về lâu dài, do cơ không bị cắt xẻ nên ít có đau lưng kéo dài (do các sẹo của cơ gây ra), mỗi khi thay đổi thời tiết kít bị đau. Do không bị sẹo cơ nên cơ không căng kéo gây lệch trục cột sống, từ đó không gây ra các thương tổn khác cho cột sống.
  • Nhìn chung, mổ nẹp vít qua da có thể đạt được tất cả các yêu cầu mà một cuộc mổ trượt đốt sống, hẹp ống sống và mất vững cột sống cần phải đạt được bao gồm giải ép, hàn xương và bắt nẹp vít bất động khu vực hàn xương, trong khi đó không phải mổ những đường lớn, không xẻ cơ, từ đó không gây mất máu, không gây đau, hạn chế các biến chứng.

TS.BS Nguyễn Vũ

Bình Luận Facebook

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *