Biểu hiện bệnh của người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là biểu hiện ở vùng thắt lưng và biểu hiện của đau lan xuống mông chân một hoặc cả hai bên
Đau cột sống thắt lưng
Khởi phát sau một chấn thương cấp hoặc vận động cột sống quá mức, sai tư thế như bê vật nặng, với đồ trên cao…, đôi khi xuất hiện tự nhiên trên cơ sở của thoái hoá cột sống. Khởi đầu đau cấp tính tiến triển giảm dần sau đó đau tái phát trở thành mạn tính và dần đau lan xuống theo khu vực chi phối của các rễ thần kinh thắt lng cùng.
Đau với đặc điểm: tăng lên khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm về sáng.
Toàn bộ các đặc điểm trên được gọi là đau có tính chất cơ học. Sở dĩ có đau lưng là do hệ thống dây chằng bao quanh đĩa đệm rất giầu nhánh thần kinh, khi có đĩa đệm thoát vị chèn vào hệ thống dây chằng sẽ gây đau tại chỗ và co thắt cơ thắt lưng, đó là nguyên nhân gây đau thắt lưng
Các biến dạng cột sống
Mất đường cong sinh lý và vẹo cột sống thắt l-ưng là thường gặp hơn cả (hình). Đôi khi gặp hiện tượng ưỡn cột sống quá mức dễ nhầm với các bệnh lý (trượt cột sống ra trước hoặc phản ứng bù trừ cho đoạn ngực bị gù).
Có điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng
Rất phổ biến, tương ứng với các đoạn vận động bệnh lý và là điểm xuất chiếu đau của các rễ thần kinh tương ứng.
Hạn chế tầm hoạt động của cột sống thắt lưng chủ yếu là hạn chế khả năng nghiêng về bên ngược với tư thế chống đau và khả năng cúi.
Nếu không có hội chứng thắt lưng
Cần nghĩ đến các nguyên nhân khác. Đặc biệt, đau từ thân rễ hoặc đau rễ ngoài ống sống thường do đĩa đệm bị rách và nhân nhầy tràn ra rãnh cạnh cuống sống (thoát vị vào lỗ liên hợp). Tuy nhiên chỉ khi loại trừ các chẩn đoán phân biệt khác mới nghĩ tới chẩn đoán thoát vị. Đôi khi hội chứng thắt lưng tự hết trong khi hội chứng rễ vẫn tồn tại hoặc tăng lên gợi ý một TVĐĐ bị vỡ và nhân nhầy thoát ra ngoài bao sợi qua dây chằng dọc sau chèn vào rễ thần kinh
Hội chứng chèn ép rễ thần kinh là do một mảnh nhân đĩa đệm chui qua phần sau ống sống, đôi khi chui qua cả chỗ rách của dây chằng dọc sau sẽ chèn ép vào rễ thần kinh gây xung đột đĩa đệm-rễ thần kinh, là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm biểu hiện
- Đau lan theo dọc đường đi của rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác.
- Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép.
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương
Đặc điểm đau rễ: đau dọc theo vị trí tương ứng rễ thần kinh bị chèn ép chi phối (hình), đau có tính chất cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, cường độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân. Thường gặp nhất là chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng L5, S1 (chèn ép rễ L5: đau lan từ mông xuống mặt sau ngoài đùi, mặt sau ngoài hay mặt ngoài cẳng chân, vòng ra phía trước mắt cá ngoài rồi ra phía mu chân và kết thúc ở ngón cái, đôi khi cả ở ngón 2), có khi gặp chèn ép rễ L3, L4. Đôi khi đau cả hai rễ do TVĐĐ lớn chèn ép cùng một lúc cả rễ trên và dưới.
Có thể gặp đau cả hai chi dưới kiểu rễ: cần nghĩ đến khối thoát vị to ở trung tâm nhất là khi kèm theo ống sống có hẹp dù ít. Còn khi đau chuyển từ chân nọ sang chân kia một cách đột ngột, hoặc đau tiến triển vợt quá định khu của rễ, họăc gây hội chứng đuôi ngựa cần nghĩ đến sự di chuyển của mảnh thoát vị lớn bị đứt rời gây nên.
Dựa vào bảng sau để xác định rễ thần kinh nào bị chèn ép
Rễ bị chèn ép |
Nhóm cơ yếu | Giảm hoặc mất phảm xạ | Giảm hoặc mất cảm giác | Vị trí đau |
L2 | Cơ thắt lưng | (-) | Mặt trước trên đùi | Mặt trước đùi |
L3 | Cơ thắt lưng, cơ tứ đầu đùi và cơ khép đùi | (-) | Mặt trước dưới đùi và mặt trước khớp gối | Mặt trước đùi và gối |
L4 | Cơ tứ đầu đùi, cơ khép đùi và cơ chầy trước | Gân gối | Mặt sau cẳng chân | Mặt trước gối và mặt ngoài cẳng chân |
L5 | Cơ mác, cơ chầy trước, cơ duỗi chung các ngón và cơ duỗi riêng ngón cái | (-) | Mặt ngoài cẳng chân và mu chân | Mông, mặt sau đùi, trước ngoài cẳng chân và mu chân |
S1 | Các cơ sinh đôi và cơ dép | Gân gót | Vùng gan bàn chân và phần ngoài bàn chân |
Mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và gan chân |
Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến bò, tê bì, nóng rát…) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn vận động: khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoài cẳng chân sẽ bị liệt làm cho bệnh nhân không thể đi bằng gót chân được (gấp bàn chân), còn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bệnh nhân không thể đi kiễng chân được (duỗi bàn chân).
Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) khi tổn thương nặng, mạn tính, có chèn ép đuôi ngựa.
Như vậy là bạn đã phần nào nắm được biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm một cách đầy đủ nhất. Nếu như còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào hãy báo ngay với chúng tôi để được giải đáp.