Jurgen Harms đã mô tả cột sống thành 2 cột: cột trước bao gồm đĩa đệm, thân đốt sống, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau cột sống và cột sau bao gồm phần còn lại tính từ dây chằng dọc sau cột sống. Dưới tác động của lực theo trục dọc cơ thể, cột trụ sau sẽ chịu lực khoảng 20% và cột trụ trước chịu lực khoảng 80%. Tuy chỉ chịu 20% lực nhưng là lực căng giãn, được đối kháng bởi các thành phần khớp và dây chằng tạo thành lực căng giãn và giằng xé theo bình diện ngang nên thành phần chịu lực chủ yếu là cấu trúc khớp và eo cung đốt sống.
– Eo là phần giao nhau của gai ngang, mảnh và hai mỏm khớp trên và dưới của một thân đốt sống. Eo có vai trò quan trọng đối với sự vững chắc của cột sống. Khuyết eo là tổn thương làm mất sự liên tục của cung sau, gây nên trượt đốt sống. Nguyên nhân hình thành khe hở eo có thể là do chấn thương hoặc do di truyền
+ Thuyết chấn thương cho rằng khe hở eo là do gẫy xương
Những động tác gấp và duỗi cột sống liên tục, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại liên tục gây gẫy eo
Nguyên nhân hình thành khe hở eo còn do tư thế ưỡn của cột sống thắt lưng. Vùng eo là nơi chịu sức ép lớn nhất của đốt sống ở tư thế ưỡn. Lực chấn thương, được tạo ra do tư thế đứng thẳng và độ ưỡn của cột sống thắt lưng, tác động thường xuyên liên tục lên eo của các đốt sống thắt lưng
+ Thuyết di truyền: nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hở eo ổn định trong một dòng họ, một dân tộc. Tỉ lệ dân có hở eo ở người da trắng, người Nhật Bản cao hơn các dân tộc khác. Người Eskimo, dân tộc thường có quan hệ hôn nhân gần, có tỷ lệ hở eo cao nhất
– Thoái hoá đĩa đệm: tổn thương thường gặp nhất ở trục trước cột sống. Trượt đốt sống tiến triển liên quan chặt chẽ tới mức độ thoái hoá đĩa đệm. Mấu khớp các đốt sống thắt lưng có cấu tạo đặc biệt đảm bảo chức năng sinh cơ học của cột sống. Nếu diện khớp kém phát triển hoặc bị tổn thương do thoái hóa, định hướng của khe khớp thay đổi thì đốt sống trên có thể trượt ra trước. Vì vậy, khi thoái hoá cột sống sẽ gây tác động lên cả cột trụ trước và cột trụ sau gây nên trượt đốt sống.
– Chấn thương cột sống có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp gây tổn thương cột trụ sau dẫn tới mất vững cột sống và trong một số trường hợp gây trượt đốt sống.
– Một số bệnh lý gây trượt đốt sống: nhiễm khuẩn, ung thư… gây hoại tử, phá huỷ các thành phần cột sống gây mất cân đối giữa hai trục vận động của cột sống gây ra.
– Sau mổ cột sống như: thoát vị đĩa đệm, u tuỷ… phải lấy bỏ cung sau, đôi khi vô tình làm tổn thương cả diện khớp gây lên mất vững cột sống, có thể gây ra
– Đôi khi do loạn dưỡng (rối loạn sự phát triển) xảy ra ngay từ nhỏ mà gây ra kém bền vững của hệ thống cột trụ nâng đỡ cơ thể. Hệ thống khớp và dây chằng không đảm bảo chức năng gây ra TĐS. Tuy nhiên giả thuyết này rất hiếm gặp
Trên thực tế lâm sàng, chủ yếu gặp trượt đốt sống do thoái hoá và khuyết eo, đôi khi gặp do chấn thương hoặc do thầy thuốc gây ra. Hiếm gặp những trường hợp do bệnh lý hay do rối loạn sự phát triển.
Phân loại trượt đốt sống dựa trên nguyên nhân gây bệnh
- Loại 1: TĐS bẩm sinh hay TĐS do rối loạn phát triển
+ Nhóm phụ 1 A: Thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng ra sau, thường có dị tật gai đôi cột sống.
+ Nhóm phụ 1 B: Thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong.
- Loại 2: TĐS do khe hở eo
+ Nhóm phụ 2 A: Loại khuyết eo được nhận định là do gẫy mệt.
+ Nhóm phụ 2 B: Loại trượt này phần eo cung sau dài hơn bình thường. Sự kéo dài này được giải thích là do hiện tượng gẫy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo.
+ Nhóm phụ 2 C: Chấn thương làm gẫy eo gây trượt.
- Loại 3: TĐS do thoái hoá: bao gồm thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa diện khớp…
- Loại 4: TĐS do chấn thương các thành phần của cột sống
- Loại 5: TĐS do bệnh lý như lao, ung thư, nhiễm khuẩn
- Loại 6: TĐS sau phẫu thuật cột sống
E bị đau thắt lưng. Lan xuong 2 bắp đùi và 2 chân. Xin hoi bac si hướng điều trị a.
Chào bạn. Đầu tiên phải có chẩn đoán trước khi điều trị đã bạn nhé. Biểu hiện của bạn là đã có chèn ép rễ thần kinh rồi.Với biểu hiện chèn ép này thì cần chụp phim cộng hưởng từ để khẳng định chẩn đoán rồi sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nếu bạn có phim chụp rồi thì hãy gửi cho chúng tôi nhé
Mẹ em bị trượt đốt sống lưng, đã phẩu thuật được hơn 1 năm. Tuy nhiên, gần đây hai chân bị đau vào lúc sáng, khi khám bệnh các bác sĩ chẩn đoán do bị chèn dây thần kinh, chỉ cho uống thuốc nhưng không bớt. Hai chân ngày càng đau nhiều. Do tình hình dịch bệnh nên chưa đến các bệnh viện tốt điều trị, xin tư vấn từ bác sĩ. Xin cảm ơn.
Chào quý vị
Chúng tôi rất mừng và cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi.
Với câu hỏi của quý vị chúng tôi xin trả lời như sau: sau phẫu thuật mà có biểu hiện đau tê chân trở lại là biểu hiện của chèn ép thần kinh. Nguyên nhân có nhiều nhưng thường gặp nhất là: xơ dính vùng mổ, thoát vị hay thoái hoá các đốt sống liền kề…Để biết chính xác thì cần làm các thăm dò sau: chụp X-quang cột sống, chụp cộng hưởng từ và đo dẫn truyền thần kinh 2 chân. Rất tiếc do dịch mà quý vị chưa đưa người thân đi thăm khám được thì hay liên hệ qua số đt/zalo/Viber: 0868.368.369 để được nhận bài tập hoặc tham khảo các bài tập qua kênh YouTube.com/tiensibacsinguyenvu hoặc Fanpage để nhận các video tập luyện nhé. Điều quan trọng nhất vẫn phải là thăm khám sớm và chụp phim để đánh giá