U tuyến yên: biểu hiện lâm sang chung và chuẩn đoán xác định các loại u

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong hố yên và đựợc nối với vùng hạ đồi phía trên bằng cuống tuyến yên. Tuyến yên có liên quan về giải phẫu với thùy trán, não thất III, giao thị (phía trên), xoang bướm (phía trước dưới), động mach thân nền (phía sau), xoang hang (2 bên). Do đó, khối u tuyến yên có thể làm thay đổi thị trường, liệt thần kinh sọ, xâm lấn vào xoang bướm.
– Tuyến yên gồm có 2 thùy là: thùy trước và thùy sau.

Thùy trước tuyến yên tiết các hormone sau:

  • · Hormon tăng trưởng (GH)
  • · Hormon hướng tuyến giáp (TSH)
  • · Hormon hướng tuyến thượng thận (ACTH)
  • · Hormon hướng sinh dục (FSH, LH)
  • · Prolactin (PRL)

Thùy sau tuyến yên tiết Oxytocin và hormon kháng lợi niệu ADH (vasopressin).

Đa số các u tuyến yên đều lành tính (adenoma). Khoảng 20% dân số có các loại u tuyến yên. Tuy nhiên, khá nhiều khối u không gây ra triệu chứng gì và vì thế không bao giờ được chẩn đoán trong suốt cuộc đời. Adenom tuyến yên là dạng hay gặp nhất của khối u tuyến yên. Dựa vào kích thước, khối u được phân loại là microadenoma (khi đường kính khối u 10 mm).

– Khối u tuyến yên thường có 2 hội chứng: hội chứng nội tiết và hội chứng khối u.

ü Hội chứng nội tiết: khối u tuyến yên có thể tiết hormon hay không tiết
hormon.

  • · Khối u không tiết hormone có thể gây tình trạng suy tuyến yên từng phần
    hoặc toàn phần.

· Nếu khối u tiết hormon sẽ gây tình trạng cường năng tuyến đích tùy theo
loại hormone nào được tiết ra:

o Khối u tiết GH: nếu ở người lớn gây bệnh to đầu chi, ở trẻ em gây bệnh
khổng lồ

o Khối u tiết ACTH: bệnh Cushing

o Khối u tiết Prolactin: vô kinh – chảy sữa ở nữ

o Khối u tiết TSH hay LH- FSH: hiếm

ü Hội chứng khối u: thay đổi tùy theo kích thước khối u, bao gồm: nhức đầu, thay đổi thị trường, lồi mắt, liệt thần kinh sọ,…

Triệu chứng chung của u tuyến yên

– Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra:

– Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Ngủ lịm
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn và nôn
  • Rối loạn khứu giác
  • Rối loạn thị giác:

+ Nhìn đôi (song thị)

+ Sụp mí mắt

+ Mất thị trường

– Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng

Chẩn đoán khối u tuyến yên

Các xét nghiệm nội tiết để xác định loại u tuyến yên

  • Lượng cortisol:
  • Lượng hormon kích thích nang noãn (FSH)
  • Lượng yếu tố tăng trưởng insulin (IGF-1)
  • Lượng luteinizing hormone (LH).
  • Lượng prolactin máu
  • Lượng testosterone/estradiol máu
  • Lượng hormon tuyến giáp: T4 tự do, TSH

 

Đo thị lực, thị trường

Chụp cộng hưởng từ não để xác định kích thước và vị trí khối u

Các loại u tuyến yên thường găp:

A. BỆNH TO ĐẦU CHI (Acromegaly)

– Adenom tuyến yên tiết quá nhiều hormon tăng trưởng GH
– Bệnh hay gặp ở nữ, gây dị dạng cơ thể do ảnh hưởng biến dạng bộ xương, mô mềm và nội tạng

– Lâm sàng:

  • · Trán hẹp, da dày tiết nhiều chất nhờn, cung lông mày và gó má nhô cao.
  • · Môi dày, rộng. Lưỡi to và dày. Răng cửa thưa.
  • · Ngón tay, chân to
  • · Giọng nói khàn. Tim to, gan to.
  • · Vô kinh có/ không kèm theo chảy sữa. Bất lực nam
  • · Đau khớp, mệt mỏi

– Cận lâm sàng:

  • · IDF-1 tăng
  • · GH máu tăng
  • · Nghiệm pháp động: đáp ứng GH nghịch thường:
  • · Nghiệm pháp tăng đường huyết uống không ức chế tiết GH
  • · Nghiệm pháp kích thích bằng arginin, ornithin, gây hạ đường huyết bằng
    insulin không đáp ứng

– Điều trị: chủ yếu ngoại khoa, có khi cần bổ sung xạ trị, điều trị nội khoa đơn
thuần ít có hiệu quả

B. BỆNH CUSHING
– Adenom tuyến yên tiết quá nhiều hormon ACTH dẫn tới kích thích vỏ tuyến
thượng thận tăng tiết cortisol và androgen gây hội chứng Cushing và cường
androgen trên lâm sàng
– Lâm sàng:

  • · Hội chứng Cushing
  • · Rậm lông, mụn, vô kinh (nữ), bất lực (nam)

– Cận lâm sàng:

  • · Cortisol máu tăng, Cortisol nước tiểu 24h tăng
  • · ACTH máu tăng

– Điều trị: chủ yếu ngoại khoa

C. U TIẾT PROLACTIN

– Adenom tuyến yên tiết quá nhiều prolactin. Đây là loại adenom tuyến yên
thường gặp nhất hiện nay và có khả năng đáp ứng tốt với điều trị nội khoa

– Lâm sàng:

  • · Thường gặp ở giới nữ (80%) với triệu chứng hay gặp là mất kinh – chảy
    sữa, ở trẻ vị thành niên có thể biểu hiện là chậm dậy thì, vô kinh.
  • · Ở nam giới: bất lực, vú to nam giới, chảy sữa
  • · Nếu adenoma lớn, có thể gây hội chứng khối u

– Cận lâm sàng:

Định lượng Prolactin/máu tăng

– Điều trị: chủ yếu nội khoa, chỉ điều trị ngoại khoa khi thất bại với điều trị
thuốc hay có biến chứng cấp.

Điều trị chung của u tuyến yên

– U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.

– Phẫu thuật lấy bỏ khối u đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến mù lòa.

– Trong đa số trường hợp, u tuyến yên được lấy bỏ qua đường mũi xoang bướm bằng phương pháp nội soi hoặc vi phẫu. Tuy nhiên một số u không thể phẫu thuật được bằng các đường kể trên mà phải mở sọ lấy u qua đường ổ khóa tầng trước nền sọ hoặc mở cửa sổ xương trán vào lấy u.

Phẫu thuật cắt u tuyến yên qua đường mũi-xoang bướm

– Xạ trị được dùng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

– Các thuốc sau đây có thể giúp giảm thể tích một số loại u:

  • Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin. Các thuốc này giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u.
  • Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi.

Tiên lượng

Tiên lượng khá tốt nếu có thể phẫu thuật và bóc tách được toàn bộ khối u.

Các biến chứng có thể gặp

– Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.

– Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.

Nguồn: Bác sĩ Nguyên Vũ

Bình Luận Facebook

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *