Ứng dụng Hệ thống theo dõi thần kinh (Nerve Monitoring System – NVM5) giúp hạn chế 99% liệt trong phẫu thuật cột sống.
NVM5 cung cấp 1 giải pháp theo dõi thần kinh có kiểm soát, theo dõi theo thời gian thực. Việc theo dõi này liên tục trong suốt quá trình mổ. Sử dụng máy NVM5 trong phẫu thuật cột sống đem lại nhiều lợi ích cho cả phẫu thuật viên và bệnh nhân. Thứ nhất là phòng ngừa tổn thương thần kinh khi mổ. Hạn chế tối thiểu tổn thương thần kinh khi phẫu thuật cột sống. Thứ hai là sau mổ, bệnh nhân phục hồi tốt hơn và rút ngắn thời gian sau nằm viện. Đây là lợi ích nhiều nhất trong việc sử dụng máy NVM5 trong việc theo dõi chức năng thần kinh khi phẫu thuật cột sống.
Kỹ thuật trong phẫu thuật dùng NVM5 là: Kích thích thần kinh, dòng tín hiệu di chuyển. Kỹ thuật đo điện thế gợi vận động sẽ ghi lại. EMG khi kích thích cơ học tại vị trí dây thần kinh sẽ có những đáp ứng, sóng tổng hợp của sợi vận động. Sóng điện cơ biểu hiện trên máy bằng tín hiệu kèm theo âm thanh. Theo dõi này liên tục trong suốt quá trình mổ. Ngoài cung cấp hình ảnh còn cung cấp cả âm thanh nên phẫu thuật viên không phải nhìn màn hình mà chỉ cần nghe cũng có thể nhận biết. EMG (điện cơ thời gian thực) có nhiều loại:
– Có nhiều loại điện cơ thời gian thực, khi chạm vào rễ thần kinh tiếng rất nhanh và sẽ biến mất.
– Phóng lực điện cơ, biểu hiện nhanh, cho phẫu thuật viên thấy những va chạm ở rễ thần kinh.
– Sóng xuất hiện liên tục, cần kiểm tra lại xem phẫu thuật đã xâm lấn vào rễ thần kinh hay chưa.
EMG thời gian thực áp dụng tất cả các can thiệp trừ can thiệp cột sống ngực vì cần 1 tiêu chuẩn riêng
Đây là hệ thống duy nhất trên thế giới định vị theo thời gian thực, giúp tránh tổn thương dây hoặc rễ thần kinh.
Trước khi mổ cột sống, phẫu thuật viên sẽ kiểm tra trường mổ không có hệ thống thần kinh bằng mắt và hệ thống NVM5, Khi kích thích bằng dụng cụ trên màn hình báo màu đỏ hoặc vàng, phẫu thuật viên sẽ phải tìm đường khác vào, chỉ khi màn hình báo màu xanh mới an toàn để phẫu thuật viên tiến hành ở khu vực đó.
TS BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh Cột sống và CTCH đã ứng dụng kỹ thuật này để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân nữ, 82 tuổi, bà Nguyễn Thị M, ở Đông Anh, Hà Nội. có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường điều trị nhiều năm. Bệnh nhân đau cột sống 6 năm, đã có chỉ định mổ cách 2 năm. Gần đây bệnh nhân đau cột sống thắt lưng lan 2 chân nhiều năm nay, gần đây đau tăng lên, bên phải nhiều hơn bên trái. Bệnh nhân đi bộ chỉ được tối đa 10-20m, đi vẹo người theo tư thế chống đau. Khám thấy chèn ép rễ thần kinh L5 2 bên, hình ảnh trên phim chụp cộng hưởng từ cho kết quả hẹp ống sống L4L5, mất vững cột sống. Đo mật độ xương có loãng xương với T-Score -3,1.
Do bệnh nhân bị loãng xương nặng nên ngoài ứng dụng hệ thống cảnh báo va chạm thần kinh, bệnh nhân còn được ứng dụng loại vít rỗng nòng vừa bắt vít vừa bơm xi măng qua nòng vít vào thân đốt sống. Đây là loại vít và kỹ thuật ứng dụng rất tốt cho bệnh nhân có tuổi và tỷ lệ loãng xương cao.
So với các máy theo dõi khác, NVM5 có ưu điểm hơn, vì các máy theo dõi chức năng thần kinh khác sau khi kích thích cần có thời gian mới báo kết quả, hệ thống NVM5 có ưu điểm hơn là phản ứng tức thời, chỉ khoảng 0,18 giây máy này sẽ đưa ra kết quả, ngưỡng an toàn với khu vực phẫu thuật. Nguyên lý chính là khi phẫu thuật viên tiến đến gần dây thần kinh thì tín hiệu sóng sẽ truyền đến các điện cực được gắn ngoài da dọc theo đường đi mà rễ thần kinh chi phối sẽ nhận biết và phát tín hiệu sóng để máy cảnh báo cho bác sĩ mổ dừng lại không va chạm vào tổ chức thần kinh lành. Máy NVM5 giúp theo dõi chức năng thần kinh trong mổ, giải quyết vấn đề hiệu quả, bệnh nhân gần nhân tuyệt đối an tâm với các phẫu thuật cột sống hiện nay.
Ứng dụng này lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ngày 28/11/2016, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Mỹ và Mailaysia. Các bác sỹ Khoa Ngoại Thần kinh Cột sống và Chấn thương chỉnh hình đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của các bác sỹ chuyên ngành Ngoại Thần kinh và Cột Sống và tiến hành phẫu thuật thành công cho hai bệnh nhân trong cùng ngày.