Trượt đốt sống lưng : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trượt đốt sống lưng là một trong những bệnh xương khớp khiến nhiều người đau đầu, mất nhiều tiền bạc và công sức để chạy chữa. Tuy trượt đốt sống lưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị trượt đốt sống lưng cần được phát hiện và điều trị sớm, không nên chủ quan để đảm bảo sức khỏe xương khớp tốt nhất, không gây ra các biến chứng không đáng có.

trượt đốt sống lưng

Trượt đốt sống thắt lưng là gì?

Đầu tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trượt đốt sống lưng là gì? Trượt đốt sống lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra phía sau hoặc phía trước so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến người bệnh đau thắt lưng, đi đứng trở nên khó khăn, đau lan xuống một hoặc cả hai chân.

Căn bệnh trượt đốt sống lưng được chia thành 6 loại:

  • Trượt đốt sống lưng bẩm sinh
  • Trượt đốt sống lưng do khuyết eo
  • Trượt đốt sống lưng do thoái hóa
  • Trượt đốt sống lưng do bệnh lý
  • Trượt đốt sống lưng do chấn thương
  • Trượt đốt sống lưng sau phẫu thuật.

Các mức độ của trượt đốt sống thắt lưng

Mức độ trượt đốt sống lưng được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt. Trượt đốt sống lưng được chia thành 5 mức độ như sau:

  • Độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống
  • Độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống
  • Độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống
  • Độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống
  • Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Mức độ trượt càng cao thì bệnh trượt đốt sống lưng càng nặng và cần phải tiến hành chữa trị kịp thời, để càng lâu mức độ trượt càng cao.

Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng không thể bỏ qua

Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân trượt đốt sống lưng không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua, không rõ ràng.

Giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ bắt đầu đau thắt lưng với các biểu hiện như: đau lưng nhiều, đau khi đi lại, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, kèm tê bàn chân, đau tăng lên khi ho, hắt hơi… Cơn đau sẽ tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động…nhưng khi nằm nghỉ thì đau giảm hẳn hoặc hết đau. Ở giai đoạn này, người bệnh thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn, đôi khi còn tự cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.

biểu hiện trượt đốt sống lưng

Ở giai đoạn nặng, người bệnh trượt đốt sống lưng có thể thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng, thậm chí có thể bị vẹo cột sống sang bên. Tình trạng đau cột sống thắt lưng từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Khi khám ở tư thế đứng, người bệnh thường cong vẹo cột sống, khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng để chuẩn đoán bệnh trượt đốt sống lưng. Dấu hiệu đau cách hồi kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ; không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp cũng là những triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt bệnh trượt đốt sống lưng với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống

Khi hiểu khái niệm trượt đốt sống lưng là gì rồi nhưng bạn khó có thể tự xác định được mình có bị hay không. Để xác định người bệnh có bị trượt đốt sống lưng hay không, bên cạnh việc quan sát và theo dõi các triệu chứng kể trên, bác sĩ sẽ phải tiến hành các phương pháp chấn đoán sau:

  • Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Một số trường hợp có thể phải chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). X quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt đốt sống lưng.
  • Cắt lớp vi tính (CT Scan): là công cụ chẩn đoán rất hiệu quả để đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt cũng như các tổn thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống… 
  • Cộng hưởng từ (MRI): đây là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống lưng. Trên phim cộng hưởng từ, bác sĩ có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, các tổ chức xơ sẹo, dây chằng dày, hẹp lỗ ghép…

Hậu quả nghiêm trọng do trượt đốt sống

Có rất nhiều bệnh nhân bị trượt đốt sống đến và hỏi bác sĩ Vũ rằng “Trượt đốt sống cổ có nghiêm trọng không và hậu quả để lại như nào?” Tùy vào thể trạng từng người cũng như mức độ trượt đốt sống mà hậu quả để lại cho từng người cũng khác nhau. 

Nếu chỉ bị dưới 50% đốt sống do khuyết eo đốt sống thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị đau thắt lưng và đau dần xuống chân, đau khi di chuyển. Theo bác sĩ, hầu hết các bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ do khuyết eo đốt sống (trong trường hợp đã chụp X quang) thì sẽ không thấy đau, thậm chí là không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần điều trị nếu có những biểu hiện đau hay khó khăn đi lại. Ban đầu là những cơn đau ở thắt lưng khi bệnh nhân di chuyển hay đứng quá lâu, sau là căng cơ, đau đùi, mông và cẳng chân. Khi vận động cúi, ngửa hay những hành động liên quan trực tiếp tới đốt sống, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng các đốt sống bị trượt.

Bệnh trượt đốt sống do khuyết eo ở cấp độ nặng sẽ khiến bề mặt thân đốt sống lệch hơn 50% và gây nên gù. Biến chứng này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% và thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phí trước hoặc vị veo cột sống sang mộ bên. Không điều trị kịp thời thì khi xoay lưng, khung chậy cũng xoay theo, hai cơ bên mông teo đi do không hoạt động. Dáng đi lúc này của người bệnh giống như dáng trẻ sơ sinh tập đi vậy.

Chuẩn đoán trượt đốt sống lưng

Các phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng

Hiện nay, có các phương pháp điều trị trượt đốt sống lưng phổ biến sau:

Điều trị nội khoa

Phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống lưng ược điều trị nội khoa sẽ cải thiện rõ rệt các cơn đau. Đối với bệnh nhân tuổi thiếu niên, nằm nghỉ mặc áo cố định, hạn chế các hoạt động để cải thiện được các triệu chứng. Với bệnh nhân là người trưởng thành, điều trị bảo tồn trượt đốt sống lưng như sau:

  • Cố định ngoài và hướng dẫn vận động.
  • Chỉ định nằm nghỉ trong các đợt đau cấp
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm
  • Điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập thể dục tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng.
  • Giảm cân nếu người bệnh bị béo phì.

Phẫu thuật

Chỉ tiến hành phẫu thuật bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng trong các trường hợp sau:

  • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước và thường sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn mà hiệu quả.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Trượt đốt sống lưng gây các biến chứng: liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang. 
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

Bài tập dành cho người trượt đốt sống và phòng chống căn bệnh này

Hiện nay, tình trạng trượt đốt sống không còn hiếm gặp, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và cao niên. Muốn có một sức khỏe tốt, bộ xương khớp khỏe mạnh cũng như hạn chế, khắc phục trượt đốt sống, ngoài chế độ ăn uống bạn cũng càn chú ý đến luyện tập mỗi ngày. Có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả cao trong việc phòng chống và điều trị trượt cột sống.

Dưới đây là một số các bài tập hàng ngày, thường xuyên dành cho các bệnh nhân bị trượt đốt sống:

  • Bài tập đạp xe: 

Đạp xe đạp thong dong mỗi buổi sáng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, giải tỏa những cơn đau hành hoành mỗi ngày. Bệnh nhân cũng có thể tập tư thế đạp xe tại nhà, tác dụng cũng như nhau. Bài tập này sẽ giúp người bệnh thêm khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, săn chắc cơ thể.

  • Tư thế trẻ con: 

Tư thế trẻ con được coi là một trong những tư thế an toàn và hiệu quả nhất, bởi vậy đây cũng là tư thế được áp dụng nhiều nhất. Nếu áp dụng tư thế này, cơ thể của người bệnh sẽ mở rộng phần lưng và xương dưới, giảm hịp tim nhiều. Các thực hiện cũng không có gì quá khó khăn, bạn cần chuẩn bị một chiếc gối ôm hoặc gối thường. Đặt gối ngay giữa 2 đầu gối của người bệnh, mở rộng hai chân sao cho cả mười ngón chân chạm vào nhau là được. Hãy giữ nguyên tư thế này cho đến khi bạn muốn thay đổi vị trí hoặc đổi hướng sang bên khác.

  • Bài tập vặn mình

Bạn cũng có thể áp dụng bài tập vặn mình bởi đây cũng được coi là một trong những bài tập hữu ích cho những người bị trượt đốt sống. Bài tập này nên tập thường xuyên tại nhà vào buổi sáng và buổi tối. Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi, có thể tăng cường tập luyện vào buổi trưa, hiệu quả sẽ tăng lên đấy.

  • Tập tư thế dựa lưng vào tường

Để giảm thiểu những cơn đau và giãn thắt lưng, tư thế dựa lưng vào tường. Nằm xuống giường, sau đó ấy gối nhỏ đặt dưới phần thắt lưng. Đưa chân sát vào tường, hãy nhớ càng sát càng tốt nhé, hai tay mở rộng và thư giãn. Áp dụng bài tập thường xuyên bạn sẽ thấy á dụng bất ngờ đó.

xoay hông hai bên nghiêng hai bên tay chống hông

Bài tập chữa trượt đốt sống lưng hiệu quả nhất

Bên cạnh những bài tập đơn giản phòng chống và hạn chế trượt đốt sống lưng thì bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân cần chăm chỉ tập luyện thêm các bài tập tại nhà. Không những hỗ trợ điều trị trượt đốt sống, các bài tập này còn giúp thư giãn, giảm lo âu, mệt mỏi và mang đến một sức khỏe dẻo dai. Bác sĩ Nguyễn Vũ sẽ giới thiệu 2 bài tập được đánh giá là hiệu quả nhất:

  • Tập Yoga

Yoga là một trong những bộ môn thể thao lý tưởng cho phái nữ bởi động tác nhẹ nhàng nhưng mang lại sự uyển chuyển, mềm dẻo trong từng động tác. Những động tác nhẹ nhàng này là điều lý tưởng cho các bệnh nhân thực hiện. Không gian và thiết bị tập cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần không gian vừa đủ để trải thảm, không gian thoáng mát sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Trải thảm tập ra sàn, sau đó nằm ngửa trên thảm tập, hai chân co khép tạo thành hình tam giác so với mặ thảm. Tiếp đến, hai tay ôm gáy, gập bụng về phía trước rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu. hãy nhớ, khi gập bụng hãy hít vào và khi trả lại vị trí ban đầu thì nhẹ nhàng thở ra. Hãy thực hiện hành động này trong khoảng 8-10 lần, sau đó nghỉ ngơi cho đỡ mỏi và tiếp tục thực hiện khoảng 3-4 lần tùy vào thể trạng và sức dẻo dai của từng người. Nếu cảm thấy đau thì nên dừng lại và tập những bài tập nhẹ nhàng hơn, tuyệt đối không cố tập khi đau. Bài tập này cần kết hợp sáng tốt, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dạy vào mỗi buổi sáng.

  • Bài tập cho cơ lưng

Với bài tập này, các bước chuẩn bị không khác gì so với các bài tập yoga. Nằm xuống thảm và để hai chân song song với mặt đất. Hãy dùng cơ bụng và lưng nhấc một chân lên khỏi mặt đất, cách mặt thảm khoảng 10cm rồi từ từ đặt chân xuống, sau đó chuyển chân và làm tương tự. Nếu trong quá trình tập cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu thì nên dừng lại nghỉ ngơi sau đó thực hiện tiếp. Mỗi chân thực hiện khoảng 10 lần như vậy mỗi lần vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài những bài tập đơn giản, dễ thực hiện này, người bệnh có thể thực hiện các bài tập khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ, huấn luyện viên điều trị. Kết hợp các biện pháp này cùng với việc sử dụng thuốc và các phương thức điều trị cũng như chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang lại hiểu quả tốt đối với hình hình bệnh. 

Lời khuyên phòng ngừa những cơn đau do trượt đốt sống

Trượt đốt sống là tình trạng rất nhiều người gặp phải, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng chính những thói quen hàng ngày như:

  • Duy trì tư thế tốt: Khi ngồi hoặc đứng không dựa dẫm, luôn giữ cột đống ở tư thế đúng
  • Chú ý khi nâng các vật nặng. Tùy vào sức khỏe và sự dẻo dai của từng người mà nâng các vật có trọng lượng khác nhau. Không nên cố nâng vật quá nặng bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống.
  • Tránh các môn thể thao và động tác đồi hỏi vặn mình quá mức, liên quan trực tiếp đến đốt sống.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh làm tăng áp lực lên cột sống
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, đều đặn, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Phân bổ thời gian nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.

Những loại thực phẩm vàng dành cho những vấn đề xương khớp và trượt đốt sống

trượt đốt sống lưng ăn gì

Bài tập thể dục là mộ phần, phần quan trọng hơn cả là cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể qua các bữa ăn.  Một số các loại thực phẩm được khuyên dùng trong các bữa ăn hàng ngày như:

  • Sữa và các sản phẩm làm từ chữa cung cấp canxi – nguyên tố cấu thành nên hệ xương. Nếu uống sữa tươi, sữa chua và phomai thường xuyên sẽ tăng cường xương chắc khỏe, chống lão hóa xương.
  • Các thực phẩm giàu chất béo Omega 3 có trong các loại rau cải mầm, cải xanh, cải xoăn hay các loại trái cây như dứa, chanh,…
  • Rau xanh và trái cây là hai nguồn cung cấp vitamin và chất xơ chính cho cơ thể, rất tốt cho các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp.
  • Ngũ cốc giúp tăng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.
  • Trà xanh được biết đến như một vị thuốc có tác dụng giảm nguy cơ loãng xương
  • Nấm kết hợp với các loại rau củ xanh giúp bổ sung các vitamin cần thiết, giúp cơ xương dẻo dai
  • Các gia vị gừng, ớt, hạt tiêu có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Người bệnh cần tăng cường bổ sung mỗi ngày.
  • Những loại hải sản như cua, tôm, cá,… chứa rất nhiều canxi, bạn nên bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày

Tuy không quá nguy hiểm nhưng trượt đốt sống lưng gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quá trình di chuyển của khách hàng. Bạn cần phát hiện sớm và có những phác đồ điều trị thích hợp ngay từ đầu để giảm những di chứng không đáng có. Trên đây là một số các thông tin hữu ích về bệnh trượt đốt sống lưng, hy vọng sẽ giúp ích, cung cấp thêm kiến thức cho quý bạn.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật trượt đốt sống lưng ít xâm lấn được lựa chọn hàng đầu. Để được tư vấn thêm về căn bệnh trượt đốt sống lưng cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, hãy đặt lịch thăm khám do Bác Sỹ Nguyễn Vũ – Chuyên khoa Cột Sống & Sọ Não – BV ĐH Y Hà Nội thực hiện nhé!

Bình Luận Facebook

4 comments

    1. Chào bạn. Đầu tiên phải có chẩn đoán trước khi điều trị đã bạn nhé. Biểu hiện của bạn là đã có chèn ép rễ thần kinh rồi.Với biểu hiện chèn ép này thì cần chụp phim cộng hưởng từ để khẳng định chẩn đoán rồi sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nếu bạn có phim chụp rồi thì hãy gửi cho chúng tôi nhé

  1. Mẹ em bị trượt đốt sống lưng, đã phẩu thuật được hơn 1 năm. Tuy nhiên, gần đây hai chân bị đau vào lúc sáng, khi khám bệnh các bác sĩ chẩn đoán do bị chèn dây thần kinh, chỉ cho uống thuốc nhưng không bớt. Hai chân ngày càng đau nhiều. Do tình hình dịch bệnh nên chưa đến các bệnh viện tốt điều trị, xin tư vấn từ bác sĩ. Xin cảm ơn.

    1. Chào quý vị
      Chúng tôi rất mừng và cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi.
      Với câu hỏi của quý vị chúng tôi xin trả lời như sau: sau phẫu thuật mà có biểu hiện đau tê chân trở lại là biểu hiện của chèn ép thần kinh. Nguyên nhân có nhiều nhưng thường gặp nhất là: xơ dính vùng mổ, thoát vị hay thoái hoá các đốt sống liền kề…Để biết chính xác thì cần làm các thăm dò sau: chụp X-quang cột sống, chụp cộng hưởng từ và đo dẫn truyền thần kinh 2 chân. Rất tiếc do dịch mà quý vị chưa đưa người thân đi thăm khám được thì hay liên hệ qua số đt/zalo/Viber: 0868.368.369 để được nhận bài tập hoặc tham khảo các bài tập qua kênh YouTube.com/tiensibacsinguyenvu hoặc Fanpage để nhận các video tập luyện nhé. Điều quan trọng nhất vẫn phải là thăm khám sớm và chụp phim để đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *